Một siêu phẩm ra đời, cùng nhìn lại cả quá trình
- Cập nhật : 08-10-2017 17:35:46
- Đã xem: 960
Vẫn còn nhớ hàng loạt những ống kính thuộc dòng G Master của Sony được DXO chấm hàng “siêu phẩm” quang học? Và mới đây, hãng đã tiếp tục củng cố thêm hệ lens riêng của mình bằng một ống kính dành cho chân dung với tên đầy đủ là Sony FE 100mm F2.8 STF GM OSS.
Sony là một cái tên không quá kì cựu trong làng quang học thế giới, nếu so với những tên tuổi như Canon hay Nikon. Hiểu được thế mạnh và điểm yếu của mình, Sony đã đi tắt đón đầu, dựa vào sức trẻ, tận dụng những lợi thế của người đi sau để phát triển riêng cho mình một hệ ống kính hoàn toàn mới.
- BƯỚC ĐỘT PHÁ
Câu chuyện bắt đầu từ việc kết hợp với lão làng Carl Zeiss đã trải qua hơn 300 năm phát triển quang học hay như việc mua lại toàn bộ hệ ống kính Minolta cũng như đội ngũ phát triển của chính hãng này. Sony đã biết tận dụng và hợp tác với cái tên danh giá này để làm đòn bẩy và sau đó là tạo nên những dấu ấn đảm bảo cho chất lượng khi kết hợp với những sản phẩm máy ảnh của mình:
Đầu tiên phải kể đến Carl Zeiss, Nếu dùng Sony, chắc ai cũng đều ao ước có Batis, có Loxia, hay Touit và cả Otus nữa. Đây thực sự là những mơ ước đắt giá mà fan Sony nào cũng ít nhất một lần nghĩ về. Việc kết hợp với Zeiss không chỉ khiến các hãng máy ảnh khác phải thèm thuồng khi những ống kính của hãng này chỉ lấy nét tự động trên hệ máy Sony, mà còn giúp cho Sony phần nào học được cung cách sản xuất và đánh giá ống kính của huyền thoại đến từ Đức này.
Nắm bắt được xu hướng ống kính cần có độ nét, khả năng khử quang sai tốt đang thống trị thị trường (Sigma là một trong những cái tên khởi xướng), Sony đã cho ra mắt một hệ ống kính cực kì chất lượng – G Master. Đây là một trong những nỗ lực vô cùng lớn của Sony trong việc tham gia vào thị trường ống kính thế giới. Những cái tên như 85mm f/1.4 GM, 70-200mm f/2.8 GM,…đã làm nức lòng biết bao fan Sony khi đứng đầu trên bảng xếp hạng của DXO nhờ độ sắc nét, khả năng khử quang sai cũng như chất lượng quang học rất đáng nể.
Tốt là vậy, kết hợp với Zeiss lâu là vậy, nhưng Sony không thể hoặc không muốn tiếp thu một khía cạnh mà Zeiss khiến người dùng yêu mến đó chính là bokeh.
Và thật ra nếu như chưa biết đến creamy bokeh thì đa phần người chơi ảnh đều muốn bokeh phải mịn và mềm mại, tuy nhiên Sony và Sigma đều đang làm ngược lại khi làm cho phần này bị sắc nét, gai góc hơn. Việc sử dụng quá nhiều thấu kính trong một ống kính đã khiến chất lượng ảnh đi vào có phần nào bị biến đổi, bên cạnh đó còn khiến ống kính bị nặng hơn.
Và câu chuyện lại được viết tiếp sang trang mới khi Sony đã mua lại một huyền thoại, đã từng rất nổi tiếng trong thời kì máy phim – Minolta. Việc mua lại Minolta, Sony đã dễ dàng có cho mình những công nghệ, bằng sáng chế từng làm mưa làm gió một thời, điển hình là chữ STF (Smooth Trans Focus).
- SONY FE 100MM F2.8 STF GM OSS RA ĐỜI.
Những kĩ sư quang học của Sony đã quyết định sử dụng công nghệ STF lần đầu tiên vào ống kính chân dung Sony FE 100mm F2.8 STF GM OSS của mình. Công nghệ STF (Smooth Trans Focus) là một trong những nét điển hình, một di sản mà Minolta đã để lại cho những ai yêu nhiếp ảnh. Có lẽ bạn cũng có thể đã nghe đâu đó về STF bởi vì Laowa, hãng quang học đến từ Trung Quốc cũng đã từng tung ra ống kính 105mm f/2 STF.
STF – Smooth Trans Focus là một cụm từ chỉ công nghệ tạo những lớp bokeh và độ chuyển siêu mượt của một ống kính. Để làm được điều này, các nhà sản xuất sẽ cố tình thêm một thấu kính lọc vào cấu trúc ống kính, thấu kính đó có tên là APD.
Lớp kính lọc Apodization (Apodization filter) vốn là 1 ứng dụng nhằm giảm tình trạng nhiễu sáng ở vùng viền ảnh khi ánh sáng đi qua vùng tiếp giáp với các lá khẩu tạo nên vùng mờ, flare (airy disk) giảm độ tuơng phản của ảnh. Ứng dụng Apodization filter đã đuợc Minolta đưa vào thuơng mại hóa từ năm 1999 với cái tên Smooth Trans Focus (STF) trên ống kính 135mmf f/2.8 STF.
Việc dùng apodization filter sẽ làm giảm ánh sáng đi vào cảm biến đến 1EV
Công nghệ này đã loại bỏ hoàn toàn được tình trạng bokeh quá sắc nét mà Sony đang gặp phải với hệ ống kính GM.
- CREAMY BOKEH
Thành viên mới nhất của dòng G Master cũng có những đặc điểm cơ bản như hỗ trợ những máy ảnh có độ phân giải cao, được thiết kế để tạo nên Bokeh rất mượt và đẹp.
Ống kính này có khả năng chống bụi bẩn và nước văng để có thể hoạt động trong những môi trường khác nghiệt. Ống kính làm từ kim loại với vòng chỉnh nét và vòng chỉnh khẩu ở đuôi ống kính, nhờ đó bạn có thể kiếm soát khẩu độ nhanh hơn. Bên trong ống kính là 14 thấu kính gom thành 10 nhóm và được phủ lớp Nano AR coating để loại bỏ các hiện tượng quang học sấu như hiện tượng bóng ma, lọt sáng,.., làm tăng chất lượng hình ảnh.
Ống kính có độ mở khẩu độ lớn nhất F2.8, không phải là quá lớn nhưng đủ để xoá mờ hậu cảnh một cách đẹp và mượt. Sony thiết kế màng khẩu của ống kính này từ 11 lá khẩu khác nhau, nhờ đó bokeh sẽ đẹp hơn và chất lượng bokeh vẫn được ưu tiên hàng đầu theo tiêu chí của dòng ống kính GMaster. Ống kính còn có hệ số p phóng đại 0.25x với khoảng cách lấy nét gần nhất 0.57 m, giúp bạn có thể chụp close-up khi cần.
Bên cạnh đó, ống kính 100mm mới hỗ trợ cả lấy nét theo tương phản và lấy nét theo pha (Phase Detection AF), kết hợp với motor lấy nét siêu thanh (Super Sonic Motor), DDSSM (Direct Drive SSM) cung cấp khả năng AF nhanh chóng, chính xác,yên tĩnh, cho phép người dùng có thể tập trung tối đa. Với tiêu cự 100mm, việc rung hình ảnh là điều có thẻ xảy ra, vì thế Sony còn đem hệ thống chống rung quang học OSS (Optical SteadyShot™) để chống rung khi chụp trong điều kiện thiếu sáng.
Với những đặc tính tuyệt vời đó, đây là sự lựa chọn tốt cho những người chụp ảnh chân dung, ảnh cưới, đường phố,....
- MỘT ỐNG KÍNH "HƠI ĐẶC BIỆT"
Ống kính này thực sự tạo nên bokeh cực kỳ tuyệt vời. Tuy nhiên, có một vấn đề với ống kính này bạn cần biết. Thấu kính với độ tán xạ thấp APO của ống kính thực sự đã góp phần tạo nên bokeh mềm mại của ống kính, tuy nhiên, nó lại làm giảm lượng ánh sáng đi vào trong ống kính. Khẩu độ vật lý của ống kính là f/2.8 và bạn sẽ có được kết quả về mặt hình ảnh và vật lý của khẩu độ này, hay nói cách khác là khả năng xoá phông với f/2.8. Nhưng, lượng ánh sáng đi vào chỉ đạt mức f/5.6. Đây là lý do tại sao trên video bạn lại thấy máy ảnh hiện thông số là f/5.6, mặc dù ống kính đang được chụp tại f/2.8. Vì lý do này, Manny cho rằng đây là một ống kính "hơi đặc biệt", nó không phải là một ống kính đa dụng, một ống kính bạn có thể dùng hàng ngày.
Hơn nữa, theo một bài viết trên trang web nổi tiếng về đánh giá ống kính, imaging-resource.com, thực tế độ sâu trường ảnh mà trang web này đo được tại khẩu f/2.8 của ống 100mm này chỉ vào khoảng f/4. Như vậy ở đây ta có một ống kính f/2.8, DOF của f/4 và tốc của f/5.6, và bokeh thì cực kỳ mềm mại. Thật là lạ phải không nào?
Một điều nữa cần phải được nêu ra ở đây cũng liên quan đến bokeh của ống kính. Khi bạn chụp với ánh sáng ở hậu cạnh, bạn sẽ có được hình dạng bokeh gần như tròn hoàn hảo với vùng highlight và ánh đèn ở phía sau. Điều này cũng do những thấu kính APO mang lại.
Với ống kính Sony FE 100mm F2.8 STF GM OSS, Bokeh giờ đây đã vô cùng mịn màng, nhưng cũng có một chút hậu quả là lượng ánh sáng tại f2.8 sẽ tương đương với f5.6 so với ống kính bình thường. Nghe có vẻ thiệt thòi, tuy nhiên bạn có thể bớt lo âu đi, bởi vì Sony đã kịp trang bị công nghệ chống rung OSS – Optic Steady Shot của mình vào ống kính chân dung này, đây cũng là điều vô cùng cần thiết với các ống kính tele.
Dưới đây bạn có thể so sánh bokeh của ống kính này so với người đàn anh Sony 85mm 1.4 Gmaster
Nguồn: http://diyphotoraphy.net/